Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Bài học từ gói kích cầu của Mỹ
2009-11-05 14:14:22

Những số liệu kinh tế Nhà Trắng mới công bố hôm 30/10/2009 đã tiếp thêm dấu hiệu chứng tỏ rằng gói kích thích kinh tế của Chính phủ liên bang Mỹ đang hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều công việc mới và giúp giữ lại rất nhiều chỗ làm cho người dân.

Kết quả không toàn màu hồng

Nhưng không may mắn, đó chỉ là những tin tốt một phía và tất cả mọi kết quả tạo ra đều không hoàn toàn màu hồng. Tại sao không tốt lành ? Suy nghĩ một chút sẽ thấy nếu gói kích cầu hoạt động tốt thì sao thị trường việc làm Mỹ vẫn cực kỳ yếu dù đã có trợ giúp từ chính phủ. Điều gì sẽ xảy đến khi gói kích cầu bắt đầu hết dần hiệu lực vào năm 2010 ? Nhiều nhà kinh tế học đang lo lắng sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ sẽ tiến rất chậm chạp, khó khăn, đặc biệt nếu nó không có một sự giúp đỡ mang tính đột biến nào khác. Gus Faucher - giám đốc kinh tế vĩ mô của Economy.com, Cty tư vấn Moody nhận định kinh tế Mỹ sẽ khả quan hơn khi có nhiều sự giúp đỡ của chính quyền liên bang cho dù tên gọi của nó là gói kích cầu hay không.

                                                

Báo cáo của Nhà Trắng đưa ra cuối tháng 10/2009 cho biết Chính phủ Mỹ đã sử dụng 160 tỷ USD từ quỹ kích thích kinh tế, ngoài kế hoạch kích cầu chung trị giá 787 tỷ USD, để tạo ra và giữ lại 640.329 việc làm tính đến hết tháng 9/2009. Con số chính xác này dựa vào các báo cáo của những nơi đã tiếp nhận gói kích cầu của chính phủ. Nhà Trắng nói số lượng việc làm được giữ lại hiện nay hoặc được tạo mới nhờ gói kích cầu còn lớn hơn thế, có thể vượt qua con số 1 triệu chỗ làm vì 160 tỷ USD mới bằng khoảng một nửa số tiền đã chi ra từ đó đến nay và vì người dân, được thuê làm việc nhờ vào gói kích cầu khi tiêu đồng tiền kiếm được lại tạo ra việc làm tiếp theo cho người khác. Để khẳng định cho những tuyên bố trên, Nhà Trắng công bố một cáo bạch, trong đó nêu rằng các nhà kinh tế độc lập tính rằng gói kích cầu đã tạo ra và giữ lại được từ 650.000 đến 1.200.000 công ăn việc làm khắp nước Mỹ trong quý 3/2009. Những con số này, về chi tiêu kích cầu cũng như việc làm được tạo ra, kể cả việc làm phát sinh tiếp theo đều hoàn toàn đáng tin cậy, Nhà Trắng cam kết.

Có nên sử dụng gói kích cầu nữa không ?

Một triệu hoặc hơn thế chỗ làm mang lại cảm giác tốt lành cho đến khi bạn nhớ ra rằng việc làm ở Mỹ đã giảm hơn 7 triệu vị trí kể từ khi suy thoái diễn ra vào tháng 12/2007. Các nhà kinh tế học ước tính rằng nền kinh tế Mỹ đã mất vào khoảng hơn 200.000 chỗ làm chỉ trong tháng 10/2009.

Những báo cáo tin tức mới nhất ngày 29/10/2009 nêu lên sự lạc quan về tốc độ tăng trưởng 3,5% của nền kinh tế Mỹ trong quý 3/2009 và xem đó như bằng chứng rằng suy thoái sâu cuối cùng đã ở phía sau. Tuy nhiên, phần nhiều trong tốc độ tăng trưởng này bắt nguồn từ các chương trình kích thích kinh tế, ví dụ như tiền mặt cho người lao động và thuế tín dụng cho những người mua nhà lần đầu tiên. Nếu không có chúng, như lời Christina Romer - Trưởng cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, tốc độ tăng trưởng GDP thực sự chỉ là chút ít, không cao đến thế.

Chính quyền Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ dường như chưa sẵn sàng cho những hành động về gói kích cầu khác, một phần vì nếu tiếp tục mở rộng thâm hụt ngân sách liên bang thì nó sẽ đồng nghĩa với vấn đề phải đánh thuế cao trong tương lai và có thể là tăng lãi suất tiền gửi một khi các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ không còn lòng tin. Dù vậy, nhiều nhà kinh tế cho rằng chính quyền cần làm điều gì đó để nâng kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng vì gói kích cầu đã thực hiện sẽ hết hiệu ứng vào nửa cuối 2010. Ngày 30/10/2009, trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Kinh doanh, hai nhà kinh tế lớn của hãng Moody và HIS Global Insight đều đề cập việc tiếp tục giải quyết thất nghiệp và trợ giúp chính phủ bang và địa phương. Vì hầu hết các chính quyền bang và địa phương đều bị luật yêu cầu phải cân bằng ngân sách hàng năm nên việc giảm doanh thu thuế của họ đòi hỏi sự cắt giảm chi tiêu và sa thải người làm khắc nghiệt, như thế lại ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Mỹ. Nếu Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ từ những chương trình kích cầu mới, tất nhiên đó sẽ là vấn đề của dài hạn. Nhưng xét phạm vi ngắn hạn thì cần phải tiếp thêm cho kinh tế Mỹ liều thuốc bổ để phát triển vì một khi cỗ máy vận hành đều thì lúc đó sẽ có thời gian để lo về thâm hụt ngân sách.

Từ chuyện của nước Mỹ hùng mạnh nhất kinh tế toàn cầu có thể thấy việc tiếp tục thực hiện Chương trình kích cầu kinh tế ở VN là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây chỉ là làm sao những gói kích cầu đó đến đúng địa chỉ và mang lại hiệu quả tối đa để duy trì tốc độ tăng trưởng dương, đều đặn, mang lại niềm tin cho DN và người dân. Từ đó mọi vấn đề khác như nợ cao, suy thoái sẽ được Chính phủ kiểm soát và giải quyết hợp lý.


Tác giả: Hoa Chi

Nguồn: dddn.com.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
4,549.404,214.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
3,785.503,475.50
100g ABC Bullion Bar
12,078.0011,183.00
1kg ABC Bullion Silver
1,579.101,229.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 21
  • Truy cập hôm nay: 977
  • Lượt truy cập: 8256951