Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Kinh tế – Tài chính thế giới 7 ngày qua
2010-07-05 07:03:10

1.Thị trường chứng khoán thế giới

 

Thị trường Mỹ

 

Phiên ngày thứ Ba, Dow Jones hạ gần 270 điểm và mất mốc 9.900 điểm. Cho đến cuối tuần, Dow Jones đóng cửa ở mức 9.686,48 điểm.

 

Tính cả tuần, thị trường Mỹ có 4 phiên giảm điểm, 1 phiên gần như đi ngang. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 4,20%, chỉ số S&P 500 hạ 4,63%, chỉ số Nasdaq hạ 5,41%. Các chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất từ tháng 10/2009.

 

Ông Barton Biggs, người đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu vào tháng 3/200 để giúp quỹ đầu tư Traxis Partners LLC tăng trưởng lợi nhuận 38% trong năm 2009, cho rằng những lo lắng về nền kinh tế đã khiến ông bán sạch cổ phiếu công nghệ trong tuần này.

 

Ông Biggs cho biết ông không kỳ vọng vào sự tăng trưởng quá mạnh đối với quỹ đầu cơ của ông. Ông cho biết các loại hình đầu tư dài hạn chiếm 70% tổng danh mục đầu tư của ông.

 

Thị trường châu Âu

 

Chỉ số Stoxx Europe 600 của thị trường châu Âu hạ 4,5% trong tuần và có tuần hạ mạnh nhất trong 6 tuần gần đây. Cổ phiêu của 19 nhóm ngành mất điểm. Chỉ số hiện giảm 13% từ mức đỉnh cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010.

 

Chỉ số chính của tất cả 18 TTCK thuộc Tây Âu mất điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức hạ 3,9%, chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp hạ 4,9%, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 4,1%.

 

Thị trường châu Á

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 3,4% xuống 111,70 điểm. Chỉ số đã hạ 7,3% trong tuần này bởi lo lắng về khủng hoảng nợ châu Âu và những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra để ngăn bong bóng giá bất động sản.

 

Thị trường Trung Quốc mất 6,7% giá trị và ghi nhận mức hạ sâu nhất trong các thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 3,8%. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật hạ 5,5%. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Úc hạ 4%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc hạ 3,4%.

 

Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô giảm sâu nhất so với cổ phiếu các nhóm ngành khác.

 

Yếu tố tác động đến thị trường:

 

Conference Board công bố chỉ số kinh tế chính tháng 4/2010 của Trung Quốc tăng 0,3% trong khi đó con số này trong lần công bố trước đó là 1,7%.

 

Conference Board còn công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 6/2010 giảm xuống 52,9 từ mức 62,7 của tháng 5/2010.

 

Citigroup nhận định xuất khẩu của Trung Quốc đương đầu với nhiều “sóng gió” trong khoảng thời gian nửa sau của năm 2010

 

Chỉ số giá nhà đất 20 thành phố của Mỹ tháng 4/2010 tăng. Nguyên nhân tăng là bởi chương trình tín dụng thuế vẫn còn có hiệu lực trong tháng 4/2010.

 

Chỉ số của doanh số nhà chờ bán tháng 5/2010 giảm 30% so với tháng trước, mức giảm sâu nhất trong 9 năm và vượt mọi dự báo của các chuyên gia.

 

Viện quản lý nguồn cung công bố chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 6/2010 giảm xuống mức 56,2 từ mức 59,7 của tháng 5/2010. Mức giảm này cao hơn dự báo của giới chuyên gia. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.

 

Trong tuần kết thúc ngày 26/06/2010, số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần tăng 13 nghìn lên 472 nghìn.

Số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 6/2010 giảm 125 nghìn, thấp hơn dự đoán 130 nghìn của các chuyên gia. Chính phủ sa thải 225 nghìn lao động thời vụ trong cuộc tổng điều tra dân số năm 2010.

 

Số lượng việc làm do các doanh nghiệp tuyển dụng tăng 83 nghìn, thấp hơn dự đoán 110 nghìn theo dự đoán của các chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6/2010 xuống 9,5%.

 

Số lượng đơn đặt hàng nhà máy tại Mỹ giảm 1,4%, mức giảm sâu nhất từ tháng 3/2009. Doanh số nhà chờ bán tháng 5/2010 giảm 30%, cao gấp đôi dự báo.

Sản xuất châu Âu, Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

 

 

Tây Ban Nha phát hành thành công 3,5 tỷ euro trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm

 

Tỷ lệ thất nghiệp Nhật tháng 5/2010 bất ngờ lên mức 5,2%.

 

2.Thị trường vàng thế giới

Tính cả tuần, giá vàng hạ 4%, giá vàng hạ 8%.

Phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng 8/2010 tăng 1USD/ounce tương đương 0,1% lên mức 1.207,70USD/ounce tại thị trường New York. Phiên thứ Năm, đã có lúc giá vàng mất mốc 1.200USD/ounce.

 

Quý 2/2010, giá vàng tăng 12%, giá dầu hạ 9,7%

 

Tính đến hết quý 2/2010, lượng vàng do quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR GoldTrust nắm giữ lên tới 1.320,44 tấn.

3.Đồng nhân dân tệ có lúc lên mức đỉnh trong 16 năm

Ngày thứ Hai, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức cao nhất trong 5 năm.

 

Phiên giao dịch đầu tuần, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá ở mức 6,789 nhân dân tệ/USD, mức cao nhất tính từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá vào tháng 7/2005.

 

Ngày thứ Ba, đồng nhân dân tệ lại suy yếu trở lại do đồng euro suy yếu và nhu cầu đối với đồng USD từ phía các công ty nhập khẩu tăng.

 

Đồng nhân dân tệ hoàn thành tuần tăng giá thứ 4 liên tiếp. Tỷ giá đồng nhân dân tệ/USD chốt tuần ở mức 6,7711 nhân dân tệ/USD. Đồng nhân dân tệ tăng giá 0,28% trong tuần. Trong phiên cuối tuần đã có lúc tỷ giá lên mức 6,7696 nhân dân tệ/USD, mức cao nhất từ cuối năm 1993.

 

4.Bắc Âu “nếm mùi” khủng hoảng từ Nam Âu

Khả năng bong bóng bất động sản phình to tại Bắc Âu đang tăng lên bởi những ảnh hưởng từ khủng hoảng tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thuộc khu vực Nam Âu.

 

Nauy đương đầu nhiều hơn với khả năng bong bóng trên thị trường nhà đất. Khủng hoảng nợ châu Âu đã buộc Ngân hàng Trung ương của quốc gia Bắc Âu này duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp để ngăn đồng nội tệ krone mạnh lên.

 

Ông Bjoern Skogstad Aamo, giám đốc cơ quan giám sát tài chính tại Nauy, nhận xét: “Triển vọng lãi suất thấp trong dài hạn sẽ giúp kích cầu, giá nhà đất sẽ không ngừng tăng cao. Rủi ro bong bóng không thể tránh khỏi.”

 

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nauy đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 2% và tuyên bố sẽ chưa vội thắt chặt chính sách bởi xét đến những bất ổn liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu.

 

Những vấn đề tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhiều khả năng sẽ trì hoãn việc Ngân hàng Trung ương châu Âu nâng lãi suất cơ bản, cho đến nay đã tạo nhiều áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Nauy chặn đồng krone tăng giá ngay cả khi nhu cầu nội địa đã hồi phục đẩy kinh tế nước này tăng trưởng tới 10,8% trong quý 1/2010.

 

5.Sau khủng hoảng, châu Âu còn thống nhất?

 

Liên minh châu Âu đã tồn tại được 53 năm. Châu Âu buộc phải lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho chính châu lục này hay cố gắng đảm bảo mô hình xã hội châu Âu, mô hình mang đến cho mọi người dân những điều kiện căn bản cho cuộc sống bình thường, từ y tế cho đến thu nhập ở mức tối thiểu.

 

Khi khủng hoảng tài chính bắt đầu, mô hình thị trường thống nhất của châu Âu không còn được thế giới đánh giá cao. Ngược lại, người ta lại nói đến sự tự do hóa.

 

Những chuyên gia lạc quan hy vọng thời kỳ khó khăn sẽ qua đi, châu Âu thoát khủng hoảng và học được điều gì đó từ tình hình khó khăn. Quá trình vật lộn cứu nền kinh tế sẽ mang đến sự đoàn kết và củng cố cho hoạt động hội nhập.

 

Cho đến nay, chỉ báo về tương lai không hứa hẹn như vậy. Giai đoạn đầu của khủng hoảng tài chính, các quốc gia chỉ trích lẫn nhau, cho đến nay chủ yếu là “lời qua tiếng lại” giữa Hy Lạp và Đức.

 

Thực tế nhiều người đã cùng sống qua khủng hoảng cuộc sống và sau đó mạnh mẽ, sống có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên trong không ít trường hợp, qua khó khăn, người ta không còn nhìn mặt nhau nữa.

 

6.Nỗi lo về Trung Quốc lớn dần

Citigroup: Citigroup nhận định xuất khẩu của Trung Quốc đương đầu với nhiều “sóng gió” trong khoảng thời gian nửa sau của năm 2010.

 

Citigroup và Conference Board hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2010.

 

JP Morgan Chase: Theo Securities Times dẫn lời chuyên gia Frank Gong thuộc JP Morgan Chase tại Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 4/2010 của Trung Quốc có thể xuống dưới mức 8% nếu kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái kinh tế lần 2.

 

Goldman Sachs: Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Trung Quốc xuống 10,1% từ 11,4%. Tăng trưởng GDP quý sau so với quý trước có thể xuống dưới 8% và sau đó mới hồi phục. Goldman Sachs không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 ở mức 10%.

 

Deloitte: Theo Deloitte LLP, sản xuất Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ vẫn giữ được khả năng cạnh tranh tốt nhất trong 5 năm tới.

 

Chỉ số đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất của Deloitte cho thấy khả năng cạnh tranh của sản xuất Mỹ, Nhật và nhóm nước tại Tây Âu sẽ đi xuống trong 5 năm tới.

 

Hiện nay, chỉ số sản xuất của Mỹ đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

 

Braxin và Nhật đứng vị trí thứ 5 và thứ 5. Sản xuất của Đức có khả năng cạnh tranh cao nhất tại châu Âu. Chỉ số cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất tại Đức đứng thứ 8.

 

7. IMF khẳng định kinh tế thế giới không suy thoái lần 2

 

IMF đồng thời cũng có kế hoạch lập ra kênh tín dụng mới với ít điều kiện ràng buộc hơn.

 

Theo giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, quỹ này đang đưa ra kênh tín dụng mới có thể áp dụng trong nhiều khu vực và ít điều kiện ràng buộc hơn so với hiện tại.

 

Ông Dominique Strauss-Kahn cho rằng chương trình này sẽ giúp ngăn ảnh hưởng từ hậu quả của các gói giải cứu từ IMF.

 

Thông thường các khoản vay từ IMF đi kèm với những điều kiện cực kỳ khắt khe, có thể khiến chi phí lãi vay của nước nhận gói giải cứu tăng lên và nước đó chìm sâu hơn vào khủng hoảng.

 

Ông Dominique Strauss-Kahn khẳng định kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi mà không rơi vào suy thoái lần 2.

 

Theo ông Dominique Strauss-Kahn, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu tăng lên thế nhưng cái nền nhìn chung vẫn tốt đủ để đảm bảo cho tăng trưởng.

 

Ông cho rằng chính phủ các nước cần tính đến giảm thâm hụt ngân sách, thắt chặt chi tiêu ở mức độ nào đó.

 

Ông nói thêm đồng euro yếu sẽ giúp các nước thuộc châu lục này có thặng dư thương mại cao và đồng euro yếu không tiềm ẩn rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.

8.Alan Greenspan: “Chặng nghỉ” là bình thường trên con đường phục hồi của kinh tế Mỹ

Alan Greenspan cho rằng việc số lượng việc làm trên thị trường đi xuống cũng chỉ xảy ra trong ngắn hạn, không có gì đáng phải lo lắng.

 

Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED, nhận xét sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang trải qua giai đoạn nghỉ bình thường và mọi chuyện sẽ tốt hơn nhờ thị trường chứng khoán.

 

Trong bài phỏng vấn với CNBC, ông nói: “Dù thông thường chúng ta thấy thị trường chứng khoán biến đổi theo các tin kinh tế, tôi nghĩ mọi chuyện có thể ngược lại. Những gì chúng ta biết đó là giá cổ phiếu có vai trò như chỉ báo quan trọng.”

 

Ông cho rằng việc số lượng việc làm trên thị trường đi xuống cũng chỉ xảy ra trong ngắn hạn, không có gì đáng phải lo lắng. Chỉ nên lo nếu thông tin cho thấy sản lượng trong mỗi giờ đi xuống.

 

Số liệu từ Mỹ công bố trong tuần này cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6/2010 đi xuống bởi họ trở nên căng thẳng về thị trường việc làm và thu nhập.

 

Theo ông Greenspan, vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và Bear Stearns năm 2008 cho thấy các ngân hàng cần nắm giữ thêm nhiều vốn. Ông cho rằng việc tăng cường điều tiết hoàn toàn cần thiết.

 

Ông nhận xét cuộc khủng hoảng châu Âu khá tồi tệ và rằng những yếu tố cạnh tranh mất cân bằng sẽ thay đổi khu vực đồng tiền chung châu Âu: “Tôi không biết cuối cùng mọi chuyện sẽ thế nào nhưng sẽ có điều gì đó thay đổi. Có thể số lượng thành viên trong liên minh tiền tệ sẽ ít hơn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
4,438.304,108.30
1oz ABC Bullion Cast Bar
3,681.603,361.60
100g ABC Bullion Bar
11,788.4010,858.40
1kg ABC Bullion Silver
1,443.501,093.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 22
  • Truy cập hôm nay: 929
  • Lượt truy cập: 8241172