Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

“Khủng hoảng lương thực thực chất là khủng hoảng USD”
2011-02-22 10:22:33

(FNews) - Việc dự đoán đồng USD mất giá đã đẩy giá hàng hóa nông sản quốc tế tính theo đồng USD leo thang.
“Giá lương thực quốc tế đang chạm ngưỡng báo động và đe dọa kế sinh nhai của hàng triệu người trên toàn cầu”. Thống đốc Lời cảnh báo của Thống đốc Ngân hàng trung ương thế giới WB – Robert Zoellick đưa ra hôm 15/2 đã khiến vấn đề an ninh lương thực trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu trong 1 tuần qua. Hiện nay, từ châu Á đến Trung Đông, rồi lại đến châu Mỹ Latin, chiều hướng giá lương thực thế giới đang biến động lan sang cả dây thần kinh nhạy cảm của vô số các nước đang phát triển.

Tình hình an ninh lương thực thế giới rốt cuộc nghiêm trọng đến đâu? Theo thống kê mới nhất của WB, từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2011, giá lương thực quốc tế tăng thêm 15%, tăng 29% so với một năm trước, gần bằng mức cao kỷ lục thiết lập vào thời kỳ khủng hoảng lương thực năm 2008.

Vậy suy cho cùng, ai đứng đằng sau đẩy giá lương thực thế giới leo thang? Xét theo thời điểm hiện tại, chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, tài chính hóa thị trường hàng nông sản quốc tế, tranh giành phát triển nguồn nhiên liệu sinh học và ảnh hưởng của thời tiết cực đoan tới việc thu hoạch của các khu vực sản xuất lương thực toàn cầu là những nguyên nhân chủ yếu.

Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ khởi động “cỗ máy in tiền”  về mặt khách quan đã tạo nên những dự đoán đồng USD mất giá, đẩy giá nông sản tính theo USD tăng vọt. Nhiều năm qua, xu hướng tài chính hóa thị trường hàng nông sản quốc tế ngày càng rõ rệt, khiến giá lương thực thế giới càng dễ biến động. Những dự báo và tâm lý “sợ hãi” của các nhà đầu tư thị trường tài chính đã làm gia tăng thêm phạm vi biến động giá nông sản quốc tế. Việc các nước phát triển Âu – Mỹ phát triển nhiên liệu sinh học cũng đẩy giá lương thực thế giới leo thang.

Điều rắc rối đó là, đằng sau mỗi cuộc khủng hoảng luôn có bi kịch. Khủng hoảng lương thực càng không tránh khỏi. Theo thống kê của WB, từ tháng 6/2010 đến nay, giá lương thực thế giới tăng vọt đã khiến 44 triệu người tại các nước phát triển rơi vào cảnh nghèo khó.

Cần phải chỉ ra rằng khi giá các thực phẩm thiết yếu tăng vọt, tác động của nó lên các quốc gia giàu và nghèo là khác nhau. Tại một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới, người dân đã tiêu tốn một phần lớn chi phí gia đình vào thực phẩm nên sẽ cảm nhận được tác động ngay khi giá thực phẩm tăng cao.

Trong các nỗ lực nhằm chặn đứng đà leo thang này, cộng đồng quốc tế nên tăng cường phối hợp và áp dụng thêm nhiều biện pháp nhằm thúc giục các quốc gia phát triển thực hiện các chính sách tiền tệ có trách nhiệm cũng như thắt chặt giám sát các thị trường hàng hóa thiết yếu.

Đối với các quốc gia đang phát triển, cách tốt nhất để tránh được cuộc khủng hoảng này là gia tăng nguồn nông sản đầu vào và nâng cao năng suất nhằm thúc đẩy sản lượng nông nghiệp và nguồn cung ngũ cốc.




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
4,560.704,230.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
3,794.803,484.80
100g ABC Bullion Bar
12,108.0011,228.00
1kg ABC Bullion Silver
1,585.201,235.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 23
  • Truy cập hôm nay: 606
  • Lượt truy cập: 8257761