Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Những tấm huy chương Olympic nói gì về kinh tế toàn cầu?
2012-08-02 10:01:58

 

Nhiều nhà bình luận đã xem sự đổi ngôi tại đấu trường Olympic như là một biểu tượng cho sự đi xuống của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc về kinh tế.
Trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh, sức mạnh tương đối của Mỹ và Liên Xô thường xuyên được đo bằng những tấm huy chương vàng, bạc và đồng. Hai kỳ Olympic mùa Hè gần đây nhất đã trở thành cuộc đua giữa Trung Quốc và Mỹ, với sự lên ngôi của Mỹ tại Athens (Hy Lạp) năm 2004 và chiến thắng của Trung Quốc trên sân nhà cách đây 4 năm. Nhiều nhà bình luận đã xem sự đổi ngôi đó như là một biểu tượng cho sự đi xuống của Mỹ và sự tiến bộ của Trung Quốc về kinh tế.

Tuy nhiên, thế kỷ 21 dường như là kỷ nguyên của một thế giới đa cực. Vậy trong thế giới đa cực này, những tấm huy chương rốt cuộc nói gì về sự dịch chuyển sức mạnh toàn cầu hiện nay? Có một cách để đo lường sự thay đổi là so sánh về thành công tương đối của nhóm G7, gồm các nước giàu có, hầu hết ở phương Tây và khối BRICS, gồm 5 quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Tại 4 kỳ Thế vận hội mùa Hè vừa qua, nhóm G7, gồm Canada, Pháp, Đức, Anh quốc, Ý, Nhật Bản và Mỹ, đã “dẫn trước” nhóm BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Nhưng khoảng cách đang thu hẹp dần. Năm 1996, G7 giành được 38% tổng số huy chương vàng, nhiều hơn gấp hai lần BRICS với 17%. Tại Bắc Kinh năm 2008, G7 đạt 32%, trong khi BRICS lĩnh 26%.

Một phân tích hợp lý thì chỉ nên tiến hành từ năm 1996, khi Nga bắt đầu tham dự Olympic với tư cách độc lập trở lại. Nhưng bằng cách sử dụng kết quả thi đấu của Liên Xô có điều chỉnh, vẫn có thể tiến hành sự so sánh trong một giai đoạn dài hơn.

Reuters đã quan sát dữ liệu về bảng tổng sắp huy chương từ kỳ Olympic hiện đại đầu tiên, tại Athens năm 1896 và nhận thấy một số xu hướng khá thú vị. Một cách đại khái, bạn có thể chia 116 năm qua thành 4  giai đoạn chính:

Nửa đầu thế kỷ 20 - với những gì diễn ra tại các kỳ Olympic giống như trong thế giới thực - là một câu chuyện về sự thống trị của phương Tây. Đó là điều không ngạc nhiên. Trong nhóm BRICS - cái tên được đặt ra từ mãi năm 2001 - chỉ có Ấn Độ và Nam Phi là có thể ganh đua trên bất kỳ phương diện nào.

Trong 3 thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự vươn lên về sức mạnh thể thao của Liên Xô đã giúp BRICS bắt kịp nhóm G7. Do Trung Quốc tẩy chay Thế vận hội trong một thời gian dài, Liên Xô đã đóng góp tới 95% tổng số huy chương của nhóm BRICS.

Trong thập kỷ 1980, với sự vắng mặt của Mỹ và sau đó là Liên Xô, các kỳ Olympic chỉ là các cuộc thi đấu với thế trận một chiều. Liên bang Xô Viết đã giành tới 39% tổng số huy chương vàng ở Thế vận hội Moscow 1980 và 37% là tỷ lệ huy chương vàng mà nước chủ nhà Mỹ giành được tại kỳ Olympic Los Angeles 1984.

Hai thập kỷ gần đây là giai đoạn đầu tiên mà chúng ta được chứng kiến cuộc đua hào hứng giữa BRICS và G7. Sự kết thúc của Liên bang Xô Viết đưa Nga trở lại với đúng là Nga và cùng với Trung Quốc, trở lại Olympic sau một thời gian dài vắng bóng, đã giúp các kỳ Thế vận hội trở nên gay cấn hơn nhiều.

Động lực đằng sau tự tiến bộ gần đây của nhóm BRICS - giống như trong đời sống kinh tế chính trị - chính là Trung Quốc. Năm 2008, Trung Quốc đã vượt Nga để trở thành quốc gia giành được nhiều huy chương nhất của nhóm BRICS. Trung Quốc có lợi thế của một nước chủ nhà tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhưng vị thế thể thao đang lên của nước này cũng là kết quả của những nguồn lực khổng lồ đã được tập trung cho mục tiêu giành vinh quang trên đấu trường Olympic.

Năm 1988, vị trí thứ 11 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic được người Trung Quốc xem là “mất thể diện quốc gia”. 20 năm sau, Trung Quốc đã giành tới hàng trăm huy chương các loại và đó là kết quả của khoảng 8 tỷ USD tiền đầu tư.

“Thực tế thì sự tiến bộ trong lĩnh vực thể thao của BRICS vẫn tụt hậu so với tăng trưởng kinh tế của khối”, John Hawksworth, kinh tế trưởng của Price Waterhouse Coopers đưa ra nhận xét.

“Ngoại trừ Trung Quốc thì các nước còn lại trong nhóm BRICS không có sự thăng tiến trên đấu trường Olympic như những gì họ làm được trên mặt trận kinh tế”, John nói. “Một trong những lý do là họ, Ấn Độ chẳng hạn, không đề cao thành tích Olympic.

Brazil ngày càng có nhiều huy chương hơn trong 4 kỳ Thế vận hội vừa qua, nhưng thành tích Olympic của họ vẫn kém xa so với tăng trưởng kinh tế. Đây hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, nhưng chưa bao giờ nước này có được thứ hạng như vậy trong bảng tổng sắp huy chương Olympic.

Tỷ lệ huy chương của nhóm G7 gần đây có giảm đi một chút, nhưng không đáng kể như vị thế trong GDP toàn cầu. Các nước trong nhóm G7 tiếp tục chiếm thế áp đảo tại các kỳ Thế vận hội; sự kết hợp giữa chính sách đãi ngộ và sự chuyên nghiệp hóa thể thao đã giữ cho đẳng cấp của các vận động viên của họ luôn ở mức rất cao.

Dĩ nhiên, thành tích Olympic sẽ không bao giờ là tấm gương phản chiếu chính xác các điều kiện kinh tế.Kenya và Ethiopia thường có thứ hạng đáng nể trên các bảng tổng sắp huy chương, nhưng hầu như không có gì để nói về tình trạng kinh tế và vị thế chính trị của các quốc gia này.

Các bảng tổng sắp huy chương vẫn đang kể với chúng ta nhiều câu chuyện. Khi bạn ngồi xuống để theo dõi môn thể thao Olympic mà mình yêu thích, hãy tận hưởng sự chính xác, kỹ năng chơi bóng và sức mạnh của các vận động viên. Nhưng hãy cảnh giác với những thay đổi về địa - chính trị.

Theo Quang Huy

ĐTCK





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
4,454.104,124.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
3,698.103,378.10
100g ABC Bullion Bar
11,827.2010,897.20
1kg ABC Bullion Silver
1,443.201,093.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 55
  • Truy cập hôm nay: 75
  • Lượt truy cập: 8244793